Trang nhất » Rao vặt » Tìm đối tác » Khác

TÌM KIẾM
Khác

2+ Sách về Xuân Diệu

Thông tin mua bán
Mã tin
V578831
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
16/09/2023
Hết hạn
15/09/2024
Xem :
163
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
Bùi Ánh
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

1. Thơ Xuân Diệu (NXB Văn Học)

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), “Ông hoàng của thơ tình”.
Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ Mới”. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945). Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi Cách mạng, một “dòng thơ công dân”. Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).
“Quả là ông hoàng thơ tình của Việt Nam :v Quyển này tập hợp trên 100 bài thơ của ông. Biết thêm rất nhiều bài thơ hay của ông ngoài bài Vội vàng đã được học ở phổ thông.” (Đào Thị Lan Anh – TIki, 2021)
“Đúng là ông hoàng thơ tình. thơ của bác hay thật sự luôn. Fahasha giao nhanh cực, trước hẹn 1 hôm luôn dù đang trong mùa dịch” (Bùi Thị Nương – Tiki, 2021)
“Bìa đẹp, giao nhanh, thơ hay. Sản phẩm giao đúng hẹn, gói kĩ, không trầy hay bị xước góc, hôm giao trời mưa to mình cứ tưởng là sách bên trong ít nhiều gì cũng ướt, nhưng khi mở hộp ra thì vẫn rất khô ráo.” (Nga Nguyễn – Tiki, 2021)
 

8935095627370-min

 Ảnh: Fahasa.com

2. Xuân Diệu – Thơ Và Đời (NXB Văn Học)

Nhà thơ Xuân Diệu (Sinh 2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985 ) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam . Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió . Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng 1936 – 1944 , thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là ‘ông hoàng thơ tình’. Ông từng được Hoài Thanh và Hoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam (1942).

“Con mắt yêu của Xuân Diệu dẫu tình hay cảnh đều mang phong vị riêng, một phong vị mà như nhà phê bình Hoài Thanh nói: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết”. Xuân Diệu đã khát khao mãnh liệt cuốn mình với thiên nhiên, đắm mình trong tình ái, muốn “riết mây đưa và gió lượn”, “say cánh bướm với tình yêu”, “thâu trong một cái hôn nhiều” mà đôi khi lại tiết chế mình để vẽ vài nét nhẹ “Trăng ở đó. Đất vườn thêu bóng lá/ Trời trên kia vàng mạ, sáng như băng/ Lá lim dim trên mấy ngọn bằng bằng/ Cành lả lả chờ tay ai đón đấy”.Tình hay cảnh, mộc mạc hay da diết, mãnh liệt, thơ Xuân Diệu lúc nào cũng khiến lòng người rạo rực theo những khao khát tuổi trẻ, như một luồng gió đưa người đọc phiêu du để vừa ngắm, vừa cảm, vừa chiêm nghiệm.” (Mai Mít – Fahasa, 2020)

“Giữa những ngày nắng nóng ngột ngạt, đọc lại tập thơ Xuân Diệu, ta thấy lòng mình lắng lại, mát rượi như có dòng suối trong trẻo cứ mơn man tưới tắm cho tâm hồn ta. Thơ ông là tiếng nói cá nhân tự ý thức. Cái tôi trong thơ ông rất cô đơn, luôn ám ảnh bởi thời gian trôi chảy nên khao khát giao cảm với đời. Một trong những cách giao cảm với đời đó là tình yêu, nên đặc sản của thơ XD là tình yêu, bởi tình yêu là một nhịp cầu giao cảm tuyệt vời nhất. Và một cách giao cảm khác đó là cái tôi của ông tương ứng, vang hưởng cùng với sự tương ứng, vang hưởng cùng với mọi hiện tượng sự vật trong trời đất và con người trong cuộc sống.” (Mai Linh – Fahasa, 2020)

“Tình yêu theo quan niệm của XD là sự giao hòa, giao cảm giữa thể sáng và linh hồn của hai cá thể. Vì thế vũ trụ trong thơ ông là vũ trụ xuân và tình. Thơ ông không lơ lửng ở trên không mà đặt nền móng rất vững, rất sâu trên mảnh đất trần gian. Ông cũng thể hiện trong thơ tư tưởng nhân sinh mới mẻ, tạo một bước phát triển hơn về tư tưởng nhân văn trong văn học dân tộc. Đó là ý nghĩa và giá trị một đời người không ở chỗ sống đai hay sống ngắn mà ở chất lượng sống mà chất lượng sống cao nhất là tuổi trẻ và tình yêu là phẩm chất, năng lượng của tuổi trẻ.” (Vũ – Fahasa, 2020)
 

image_131389-min



Nguồn: https://tusachmeocon.org/sach-xuan-dieu/

Tin đăng cùng chuyên mục