Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Y tế

TÌM KIẾM
Y tế

Khái niệm cầu răng sứ là gì? Có nên làm không? Ai nên làm?

Thông tin mua bán
Mã tin
V731744
Giá
8.000.000 VNĐ
Ngày đăng
24/04/2024
Hết hạn
30/04/2027
Xem :
42
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Quận 1 » TP.HCM
Loại tin đăng
Họ tên
nha khoa
Điện thoại
0935666639
Địa chỉ
112 Đề Thám, P. Cầu Ông Lãnh, Q1, TP.HCM
Nội dung chi tiết

Khái niệm cầu răng sứ là gì? Có nên làm không? Ai nên làm?

Trong lĩnh vực phục hình răng sứ thẩm mỹ, cầu răng sứ nổi lên như giải pháp tối ưu cho việc khôi phục răng đã mất, giúp bạn lấy lại nụ cười rạng rỡ. Vậy cầu răng sứ là gì? Quy trình thực hiện cầu răng sứ diễn ra như thế nào? Có những loại cầu răng sứ nào? Ai là đối tượng phù hợp để thực hiện phương pháp này? Và liệu cầu răng sứ có thực sự mang lại hiệu quả như mong đợi? Hãy cùng Dentos đi tìm lời giải đáp chi tiết cho từng câu hỏi này nhé!

1. Khái niệm làm cầu răng sứ là gì?

Cũng giống như chiếc cầu bắc qua sông, cầu răng sứ bao gồm hai phần chính:

  • Trụ cầu: Hai hoặc nhiều răng khỏe mạnh trên cung hàm hoặc trụ implant đóng vai trò như trụ đỡ vững chắc.

  • Nhịp cầu: Một hoặc nhiều răng sứ được chế tác để thay thế cho phần răng đã mất, tạo thành nhịp cầu hoàn chỉnh.

Như vậy, trụ cầu sẽ đóng vai trò như điểm tựa, nâng đỡ nhịp cầu (răng sứ) ở vị trí trung tâm, giúp lấp đầy khoảng trống do răng mất để lại trên cung hàm.

 

Trụ cầu răng sứ chính là các răng trụ làm điểm tựa cho nhịp cầu ở giữa (Nguồn: Sưu tầm)

2. Có mấy loại cầu răng sứ?

2.1. Những loại cầu răng sứ - Cầu răng sứ truyền thống

Cầu răng sứ truyền thống là kỹ thuật phục hình răng mất phổ biến, sử dụng các răng khỏe mạnh hai bên vùng mất răng làm trụ đỡ. Nha sĩ sẽ tiến hành mài bớt răng trụ theo tỷ lệ đã được tính toán sẵn, sau đó chụp mão sứ lên trên. Giữa các mão sứ này sẽ là một hoặc nhiều răng sứ được chế tác liền mạch, thay thế cho những răng đã mất, giúp bạn lấy lại nụ cười rạng rỡ và chức năng ăn nhai hiệu quả.

Cầu răng sứ truyền thống là loại cầu răng được sử dụng khá rộng rãi (Nguồn: Sưu tầm)

2.2. Những loại cầu răng sứ - Cầu răng sứ với (Cầu răng sứ đèo)

Cầu răng sứ với sử dụng một hoặc hai răng trụ ở phía trước hoặc phía sau vùng mất răng để tạo thành cầu. Tuy nhiên, phương pháp này được hạn chế áp dụng do có thể gây áp lực nhai lớn lên răng trụ.

Cầu răng sứ với (Cầu răng sứ đèo) (Nguồn: Sưu tầm)

2.3. Cầu răng sứ cánh dán

Làm cầu răng sứ dạng cánh gián được biết đến như một giải pháp giúp bảo tồn răng trụ tối đa vì cần mài ít mô răng hơn. Cấu trúc của loại cầu răng sứ này bao gồm một răng giả làm từ sứ có kèm theo hai cánh dán hai bên. Răng giả này sẽ được đặt vào khoảng trống nơi mất răng, còn hai cánh dán thì được cố định ở phía trong của hai răng trụ hai bên vùng mất răng. Trong đó, phần cánh dán có thể được chế tạo từ sứ hoặc kim loại.

Cầu răng sứ cánh dán (Nguồn: Sưu tầm)

Dù vậy, cầu răng sứ cánh gián thường có độ bền thấp, khả năng chịu lực nhai kém và dễ gãy, do đó chỉ nên áp dụng cho răng cửa sau khi được nha sĩ xem xét kỹ lưỡng.

2.4. Cầu răng sứ trên trụ Implant

Đối với phương pháp làm cầu răng sứ trên trụ implant, các răng trụ không phải là răng thật mà là các trụ implant đã được cấy vào xương hàm của bạn. Loại cầu răng này vừa không gây tổn thương hoặc ảnh hưởng đến các răng tự nhiên gần đó vì không sử dụng răng thật làm điểm tựa, vừa hạn chế tối đa khả năng tiêu xương hàm ở vùng mất răng.

Cầu răng sứ trên trụ Implant

3. Làm cầu răng sứ có tốt không?

3.3. Ưu điểm

- Thời gian làm cầu răng sứ khá nhanh, chỉ trong vòng 4 - 5 ngày là bạn đã hoàn thành phục hình lại răng đã mất.

- Cầu răng sứ có khả năng chịu lực tốt, đồng thời do cầu răng gắn cố định vào răng trụ trên cung hàm nên cho cảm giác ăn nhai như răng thật.

- Tính thẩm mỹ cao với màu sắc tự nhiên, có thể tương thích với màu răng hiện tại.

- Cầu răng toàn sứ lành tính, không gây kích ứng trong khoang miệng.

- Phục hồi lại những chức năng khác của răng như: Khớp cắn, khả năng phát âm và duy trì hình dạng khuôn mặt.

- Ngăn chặn những điểm bất lợi khác do vùng mất răng gây ra như: Tình trạng răng ở trên và hai bên vùng mất răng di chuyển; Ngăn ngừa những bệnh lý của khớp thái dương hàm khi cung hàm có khoảng trống.

- Cầu răng sứ có độ bền cao và tuổi thọ sẽ càng kéo dài nếu bạn biết cách chăm sóc và bảo vệ đúng cách.

Cầu răng sứ có tính thẩm mỹ và độ bền cao

3.4. Nhược điểm

- Quá trình mài răng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật có thể gây xâm lấn sâu vào chân răng, tủy răng gây ê buốt kéo dài.

- Không phải trường hợp mất răng nào cũng có thể làm cầu răng sứ, mà chất lượng răng trụ phải đảm bảo nguyên tắc khắt khe về tính lực để đảm bảo cầu răng vững chắc, lầu bền.

- Làm cầu răng sứ không thể ngăn ngừa được tình trạng tụt lợi, tiêu xương hàm tại vị trí mất răng, vì cấu trúc cầu răng chỉ thay thế được phần răng ở trên chứ không thay chân răng. Sau một thời gian, điều này sẽ khiến cho cầu răng giảm đi tính thẩm mỹ, đồng thời gây hở chân răng trụ cho xương hàm tiêu quá nhiều.

- Cầu răng sứ nếu được vệ sinh không đúng cách sẽ dễ gây hôi miệng, viêm lợi vì thức ăn bị đọng lại bên dưới cầu răng. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây sâu răng trụ và thậm chí là phải nhổ bỏ cả răng trụ để làm cầu răng mới.

4. Ai nên làm cầu răng sứ?

Phương pháp làm cầu răng sứ vốn đã được sử dụng từ rất lâu trước khi kỹ thuật trồng răng implant ra đời. Cho đến nay, sự phát triển của ngành vật liệu nha khoa đã mang đến nhiều loại sứ với tính chất tương tự răng thật để bù lấy phần răng bị mất cho các trường hợp:

- Mất một hay hai răng hàm liền kề nhau.

- Các răng bị mất nằm xen kẽ nhau.

- Mất một hoặc một vài răng cửa.

- Làm cầu răng sứ trên trụ implant.

Phương pháp làm cầu răng sứ được sử dụng từ rất lâu trước khi kỹ thuật Implant ra đời

Bên cạnh đó, để xác định phương pháp làm cầu răng sứ có phù hợp với bạn hay không, nha sĩ cần đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác, bao gồm:

- Sức khỏe của răng trụ:

+ Răng được chọn làm trụ cầu phải đảm bảo khỏe mạnh, chắc chắn để chịu được lực nhai và nâng đỡ cầu răng một cách chắc chắn.

+ Vùng lợi xung quanh răng trụ không bị viêm nhằm đảm bảo sự liên kết bền vững.

- Tình trạng của vùng mất răng:

+ Lợi ở vùng mất răng phải săn chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn cầu răng sứ.

+ Các răng ở hàm đối diện cần ở trong tình trạng tốt, tránh gây ảnh hưởng khi ăn nhai.

- Yếu tố về trụ implant (nếu có):

+ Các trụ implant phải bám chắc vào xương hàm, đảm bảo khả năng chịu lực.

+ Vị trí implant được tính toán kỹ lưỡng để nâng đỡ cầu răng hiệu quả.

- Sức khỏe răng miệng của người bệnh:

+ Người bệnh cần có thói quen vệ sinh răng miệng tốt, không mắc các bệnh lý để đảm bảo sự bền vững của cầu răng.

+ Tình trạng sức khỏe toàn thân cần ổn định, không mắc các bệnh mãn tính để hạn chế nguy cơ biến chứng.

Với những thông tin từ bài viết trên, nha khoa Dentos hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về phương pháp phục hình bằng cầu răng sứ này. Nếu bạn còn gặp bất kỳ thắc mắc nào khác về kỹ thuật này, hoặc muốn được tư vấn cụ thể quy trình làm cầu răng sứ cho bản thân, hãy liên hệ ngay với nha khoa Dentos. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, hệ thống cơ sở vật chất/trang thiết bị tối tân cùng đội ngũ nha sĩ có chuyên môn cao, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn dịch vụ làm cầu răng sứ chất lượng với mức giá cạnh tranh!

Xem thêm tại:

Cầu răng sứ là gì? Có tốt không? Ai nên làm cầu răng sứ?

 
Tin đăng cùng chuyên mục