Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Khác

TÌM KIẾM
Khác

Ngọn lửa truyền thống – Nguồn gốc của bánh tét

Thông tin mua bán
Mã tin
V701441
Giá
130.000 VNĐ
Ngày đăng
21/03/2024
Hết hạn
21/03/2025
Xem :
110
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Quận 12 » TP.HCM
Loại tin đăng
Họ tên
Tét - Bánh tét Trà Cuôn
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

Bánh tét là một món ăn truyền thống đặc biệt trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Những chiếc bánh tét hình chữ nhật, có lớp vỏ bên ngoài là lá chuối và bên trong là nhân gồm nếp, thịt mỡ, đậu xanh và trứng muối, đã trở thành một biểu tượng của ngày Tết và nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Hãy cùng Tét khám phá nguồn gốc bánh tét và những câu chuyện thú vị xung quanh món ăn này.

1. Nguồn gốc bánh tét

Bánh tét có nguồn gốc từ miền Nam của Việt Nam và được coi là một phần quan trọng của ẩm thực dân tộc. Theo truyền thuyết, bánh tét xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, khi người dân sử dụng lá chuối để bọc gạo nếp và các nguyên liệu khác để bảo quản thức ăn trong suốt quá trình di cư và chiến đấu. Từ đó, bánh trở thành một món ăn truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ Tết và các dịp quan trọng khác.

Bánh tét ngày Tết

Lịch sử phát triển của bánh tét cũng liên quan chặt chẽ đến văn hóa và tình yêu quê hương của người Việt Nam. Trong thời gian chiến tranh, khi người dân phải rời bỏ quê hương, bánh tét đã trở thành một biểu tượng của sự kết nối và gắn kết gia đình. Gia đình sẽ cùng nhau làm bánh và chia sẻ những kỷ niệm ngọt ngào trong những ngày lễ Tết xa nhà. Đến nay, bánh tét vẫn giữ được giá trị tinh thần này và trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt.

2. Ý nghĩa bánh tét

Lê Tân trong bài “Bánh tét Trà Vinh” cho rằng bánh, tuy được làm và ăn quanh năm nhưng thường nhất vào dịp lễ hội, đặc biệt là Tết cổ truyền. Vì vậy nên theo dân gian lưu truyền ngày xưa cứ tết đến người ta gói loại bánh này và gọi bằng tên “bánh tết”, lâu dần đọc trại ra thành “bánh tét”. Tuy nhiên, cũng trong tài liệu đã dẫn, tác giả còn cho biết tét là một hành động cắt bánh, tay phải cầm đầu dây khoanh tròn đòn bánh đã lột (vỏ), “tét” từng khoanh một đơm lên đĩa, và tên gọi “bánh tét” rất có thể còn xuất xứ từ cách thức cắt bánh.

Bánh tét ngày Tết

Bánh được bọc qua nhiều lớp lá như hình tượng một người mẹ bọc lấy người con. Người ta ăn bánh như một cách để nghĩ về mẹ, như chị em cùng một mẹ sinh ra luôn đùm bọc lẫn nhau. Ngoài ra, ngày Tết là lúc người ta luôn mang một niềm mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc và an bình. Bánh tét xanh nhân nhụy vàng, gợi nhớ ta về một cuộc sống an cư lạc nghiệp, màu xanh của đồng lúa, đời sống chăn nuôi.

3. Bánh tét Trà Cuôn

Bánh tét thì có rất nhiều loại và tuỳ vào cách chế biến của mỗi vùng. Đầu tiên phải kể đến bánh tét Cao Lãnh, đã có từ lâu đời và hương vị rất đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Nhưng vì không nằm trên vùng giao thương lớn như Trà Vinh, Cần Thơ nên bánh tét Cao Lãnh lại ít người biết tới.

Bánh tét Trà Cuôn thì đã có từ rất lâu, là một loại bánh đặc sản nổi tiếng ở Trà Vinh với hương vị thơm ngon. Đặc trưng của bánh tét Trà Cuôn là bánh tét 3 màu: màu gấc, màu lá cẩm và màu lá bồ ngót. Nếp ở đây thì sẽ hơi lạ với nơi khác là được sên chín nên ăn vào cực kỳ dẻo, đậu xanh sẽ được nấu chín và quếch mịn. Ngoài nếp và đậu xanh ra còn có thịt mỡ, trứng muối và tôm khô để món bánh được bắt mắt.

Bánh tét 3 màu Trà Cuôn

Trên đây là những chia sẻ đầy thú vị về món bánh này. Nếu thấy hay thì hãy ủng hộ để Tét có thêm động lực chia sẻ những điều thú vị khác nhé!

Tin đăng cùng chuyên mục