Trang nhất » Rao vặt » Ô tô

TÌM KIẾM
Ô tô

Không thể cấm dịch vụ đi chung xe của Uber, Grab

Thông tin mua bán
Mã tin
V335493
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
07/01/2020
Hết hạn
06/01/2021
Xem :
241
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
vietnammoi
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

Dịch vụ đi chung xe của Grab, Uber (UberPOOL, Grabshare) vừa được triển khai đã bị Bộ GTVT tuýt còi. Điều này khiến nhiều người thắc mắc, cho rằng Bộ GTVT “quản không được thì cấm”.

Bộ GTVT: Một xe chỉ được ký một hợp đồng

Một lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định hiện nay hành khách mua vé xe buýt, hay mua vé các xe tuyến cố định, hoặc ký hợp đồng với một hãng và gọi thêm người thân đi cùng thì luật pháp không cấm. Tuy nhiên, đối với xe hợp đồng thì theo quy định hiện hành (Nghị định 46/2016, Thông tư 63/2014 của Bộ GTVT) chỉ được ký kết một hợp đồng vận chuyển khách. Nguyên nhân là để ngăn chặn tình trạng xe “dù” diễn ra ở nhiều nơi. Thực tế đã có tình trạng xe 50 chỗ thì chủ xe in ra 50 hợp đồng khác nhau, sau đó đi lòng vòng đón khách gây mất trật tự an toàn giao thông, bức xúc và thiệt hại cho người dân.

“Nếu một xe được ký nhiều hợp đồng thì không bao giờ xóa được tình trạng xe “dù” chạy lòng vòng trong nội đô. Vậy nên Thông tư 63/2014 và Nghị định 46/2016 không phải tự nhiên mà có...” - vị này khẳng định.

Quay lại câu chuyện Grab, vị lãnh đạo này cho rằng khi cái mới xuất hiện, cơ quan quản lý nhà nước bao giờ cũng phải nghiên cứu, đánh giá và có cái nhìn tổng thể vấn đề, nếu cần thiết thì sửa đổi quy định, không có chuyện “quản không được thì cấm”.

Bộ GTVT xác định dịch vụ đi chung xe giúp tiết kiệm cho khách nhưng phải xem xét lợi ích tổng thể cho toàn xã hội. Cụ thể, đối với xe buýt, xe khách tuyến cố định không gian lớn nên hành khách yên tâm, còn taxi không gian nhỏ, chỉ 2-3 người với nhau và họ không hề biết nhau thì đây là câu chuyện khác. Ai sẽ đảm bảo an toàn cho họ? Bên cạnh đó, quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên khi ký hợp đồng cũng khác nhau.

“Các vụ hành khách tấn công tài xế taxi hay ngược lại để chiếm đoạt tài sản từng xảy ra ở Việt Nam và các nước. Ở một số nước như Trung Quốc, taxi được ngăn làm đôi và hành khách trả tiền cho tài xế thông qua lỗ nhỏ. Vì vậy, khi đưa ra vấn đề quản lý nhà nước phải có cái nhìn tổng thể, đặc biệt là xem xét các hệ lụy có thể xảy ra. Chúng ta không thể nhìn cái lợi trước mắt, đặc biệt là không thể để khi sự việc đáng tiếc xảy ra mới ngăn chặn” - vị này khẳng định.

khong the cam dich vu di chung xe cua uber grab
Uber, Grab chưa được triển khai dịch vụ đi chung xe. Ảnh: MP

“Nếu vướng pháp lý thì sửa, đừng cấm”

ThS Từ Thanh Thảo, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng dịch vụ đi chung xe của Grab và Uber là một hình thức kinh doanh chứ không phải ngành nghề kinh doanh. Hiện nay Luật Đầu tư chỉ quy định nhóm các ngành nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, còn lại là tự do kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp (DN) có quyền tự chủ, chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh như quy định tại Điều 7 Luật DN.

“Do vậy, về nguyên tắc, nếu DN không kinh doanh trong các ngành nghề bị cấm và đã đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì được chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh. Điều này liên quan đến chiến lược kinh doanh của mỗi DN, do đó cơ quan nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của DN và quyền lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng. Mặt khác, dưới góc độ pháp lý, các văn bản dưới luật không có quyền đưa ra việc cấm kinh doanh mà vấn đề này phải được quy định bởi văn bản luật” - ThS Từ Thanh Thảo nói.

Nguồn xem chi tiết: https://vietnammoi.vn/dich-vu-di-chung-xe.html?utm_source=Team_SEO&utm_medium=SEO&utm_campaign=Thang1

Tin đăng cùng chuyên mục