Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Khác

TÌM KIẾM
Khác

Những quy định cần nắm rõ trong quá trình vận chuyển Bắc Nam

Thông tin mua bán
Mã tin
V397243
Giá
Thỏa thuận
Ngày đăng
17/10/2020
Hết hạn
17/10/2021
Xem :
148
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Toàn quốc
Loại tin đăng
Họ tên
alovanchuyen
Điện thoại
0969839588 / 0969179588
Địa chỉ
Số 9 ngách 1395/92 đường Giải Phóng, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Nội dung chi tiết

Những quy định cần nắm rõ trong quá trình vận chuyển hàng hóa bắc nam?

Hiện nay, việc vận chuyển hàng hóa bắc nam, mua bán hàng hóa giữa các miền bắc và miền nam hay giữa các khu vực trong nước diễn ra phổ biến. Việc mua bán, vận chuyển hàng hóa bắc nam không được diển ra một cách tùy tiện mà được quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của các loại hàng hóa này. Vậy, pháp luật quy định như thế nào đối với việc vận chuyển, mua bán hàng hóa giữa các quốc gia hay giữa các khu vực trong nước? Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh, hoạt động vận chuyển, mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cao. Bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi của các chủ thể kinh doanh thì pháp luật cũng xây dựng, ban hành các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của ngừơi tiêu dùng cũng như việc quản lý, kiểm soát đối với việc kinh doanh và các mặt hàng có mặt trên thị trường hay kiểm soát chất lượng, ngồn gốc của hàng hóa, các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các chủ thể có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép các mặt hàng không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ, tài liệu chứng minh,...

Hành vi  không có, hoặc không xuất trình được loại giấy tờ chứng minh chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa sẽ dẫn đến các chủ thể kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự. Do đó, việc có thêm các kiến thức liên quan đến việc mua bán, vận chuyển hàng hóa là rất quan trọng.

Do đó, việc hiểu rõ về các quy định liên quan đến việc mua bán, vận chuyển hàng hóa là rất quan trọng. Quy định về vận chuyển hàng hóa là những điều lệ đặt ra đối với chủ hàng, chủ xe khi chuyển hàng hóa. Bản điều lệ này đặt ra những quy tắc vận tải bằng các loại hình vận chuyển khác nhau nhằm mục đích xây dựng và tăng cường công tác quản lý vận chuyển hàng hoá bằng ô-tô, đưa việc vận chuyển này đi dần vào kế hoạch để bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu vận chuyển của Nhà nước và yêu cầu vận chuyển hàng hoá của nhân dân bằng ô-tô. Quy định về vận chuyển hàng hóa còn có tác động tích cực liên ngành đối với an ninh, môi trường, quốc phòng và an toàn giao thông. Đối với khách hàng, các quy định này giúp đảm bảo bình ổn giá và giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi khi xảy ra sự cố.

  • Giấy tờ vận chuyển hàng hóa: Giấy vận tải được quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT như sau:
  • Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình, số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải.
  • Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.
  • Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng, hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 của Thông tư này.
  • Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật.
  • Lái xe không được chở hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật."
  • Hàng hóa không được vận chuyển: Bên vận tải có quyền không nhận chở những loại hàng hoá sau đây:
  • Hàng cấm lưu thông, hàng hoá phải có giấy phép lưu thông mà bên chủ hàng không có hoặc giấy tờ không hợp lệ;
  • Hàng hoá đã có lệnh của Nhà nước cấm chuyên chở ngược chiều;
  • Hàng hoá cần có thiết bị đặc biệt để bảo đảm an toàn và bảo đảm phẩm chất mà bên vận tải không có loại thiết bị ấy, trừ trường hợp bên chủ hàng có khả năng cung cấp thiết bị;
  • Hàng hoá mà bao bì không bảo đảm an toàn trong khi vận chuyển.

 

Tin đăng cùng chuyên mục