Trang nhất » Rao vặt » Tìm đối tác » Khác

TÌM KIẾM
Khác

Hướng dẫn ủ phân trâu bò bằng chế phẩm EM

Thông tin mua bán
Mã tin
V386147
Giá
1.100.000 VNĐ
Ngày đăng
27/08/2020
Hết hạn
27/08/2021
Xem :
267
Danh mục đăng tin
Nơi rao
H. Gia Lâm » Hà Nội
Loại tin đăng
Họ tên
Vũ Thị Xuân
Điện thoại
0869526282
Địa chỉ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Nội dung chi tiết

Phân chuồng là gì?

Phân chuồng là phân do gia súc, gia cầm thải ra như: Trâu, bò, lơn, gà…thường hay dùng bón cây.

Một sai lầm trước đây bà con thường dùng các loại phân chuồng bón cho cây, nguồn phân này chứa một lượng muối rất lớn và là chất đạm khó tiêu.

Thực tế bón trực tiếp phân chuồng cho cây trồng, cây trồng không hấp thụ đươc nhiều mà ngược lại nó cung cấp một lượng muối quá lớn ảnh hưởng đến cây trồng cũng như làm cho cây bị hốc và dần cây lại chậm phát triển, lá khô héo dần,còi cọc.

Nguồn rác thải hữu cơ là gì?

Nó là nguồn phế thải từ nông nghiệp sau quá trình thu hoạch sẽ cho 1 lượng phế thải rất lớn như: vỏ , lá, cành cà phê, lá cao su, các loại cỏ, rơm …

Khoa học càng phát triển, việc tiếp cận và học hỏi dễ dàng hơn. Việc ủ phân chuồng bằng chế phẩm EM cần phải được áp dụng ngay và liền ,nếu như muốn đất đai không bị bạc màu, muốn năng cao năng suất cho cây trồng.

Cách ủ phân trâu, bò bằng chế phẩm EM

Chuẩn bị

– Đào hố sâu khoảng 0.5 m, rộng 2 m, dài 10m.

– Miếng bạt có kích thước 3×12m

– 10 khối phân bò, 100 lít EM2 ( được nhân sinh khối từ 5 lít EM1), 50 kg mật đường, 10 kg cám gạo, 10 lít đạm cá..

– Và các dụng cụ hỗ trợ khác.

Cách thực hiện:

– Pha 50 kg mật rỉ đường + 100 lít EM2 + 10 kg cám gạo + 10 lít đạm cá + 500 lít nước sạch được gần 800 lít hỗn hợp.

– Cho phân bò xuống hố độ dày 30-40 cm, sau đó tưới hỗn hợp trên lên đều trên bề mặt, nếu có lá cây xanh thì tiếp tục cho thêm 1 lớp mỏng.

– Cho phân bò xuống hố sau đó tưới hỗn hợp chế phẩm EM lên

– Tiếp tục công việc trên cho đến khi hết 10 khối phân chuồng và tưới hết hỗn hợp chế phẩm trên thì thôi.

Cách bón phân hữu cơ vi sinh:

– Với cây ăn quả và cây lâu năm, sau khi cuốc hoặc xới nhẹ xung quanh gốc cây và  rắc phân và rắc 1 lớp mỏng phủ lên trên với liều lượng 1-2kg phân/gốc cây.

– Cây chè bón vào rãnh giữa 2 luống chè  với lượng 0,2-0,3kg/gốc. Với cây lúa bón 10kg/sào có thể giảm được  50% phân ure và phân lân (sử dụng bón lót và sau khi làm cỏ đợt 1).

– Với cây mạ nên trộn đều với mầm mạ trước khi gieo (2kg/sào mạ cấy).

– Với ngô  bón lót trước khi gieo hạt với lượng 10kg/sào cùng  với 50% lượng phân ure và 50% phân lân theo quy trình. Khi ngô có từ 3-4 lá, bón tiếp 10kg/sào phân vi sinh và tiến hành vun gốc.

– Với cây rau, chủ yếu dùng để bón lót (10-15kg/sào) thay thế được từ 50-100% lượng phân ure và phân lân.

Với trồng cây cảnh trong chậu, bà con trộn 1kg phân vi sinh với 2-3kg đất bột để bón cho 10 chậu cây và luôn giữ ẩm cho đất thì phân vi sinh mới phát huy tác dụng.

Một số lưu ý khi sử dụng phân vi sinh:

– Muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng trong quá trình bón phân vi sinh nên hạn chế bón phân hóa học.Phân vi sinh gồm các vi sinh vật sống hoạt động nên không thể để lâu được, bảo quản nơi thoáng mát: mùa hè 1 tháng, mùa đông 1,5 tháng. Khi bón cần luôn giữ đủ độ ẩm đất cần thiết để các vi sinh vật trong phân vi sinh hoạt động tốt.

– Với các loại đất chua cần phải bón vôi bột trước 2-3 ngày rồi mới được bón phân vi sinh.Không trộn phân vi sinh với phân hóa học và tro bếp khi sử dụng sẽ làm chết vsv.

– Kiểm tra độ ẩm của phân sau khi tưới là khoảng 70%, tức là nắm phân trên tay bó nhẹ có nước rỉ ra là được. Sau đó tiến hành lấy bạt phủ kín lại.

– Nếu có điều kiện thì sau 15 ngày đảo lớp phân 1 lần. Sau khoảng 30-40 ngày lượng phân này sẽ hoai và có thể sử dụng được.

Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

  • Trụ sở chính: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam - Thị Trấn Trâu Quỳ  – Huyện Gia Lâm – TP. Hà Nội
  • Hotline: 0869.526.282
  • Website: www.chephamsinhhocem.com
  • Email: chephamshem@gmail.com
Tin đăng cùng chuyên mục