Trang nhất » Rao vặt » Việc làm » Khác

TÌM KIẾM
Khác

Tìm hiểu XKLD tại Sóc Trăng qua các số liệu thống kê

Thông tin mua bán
Mã tin
V115214
Giá
12 VNĐ
Ngày đăng
05/10/2017
Hết hạn
24/12/2020
Xem :
763
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Q. Cầu Giấy » Hà Nội
Loại tin đăng
Họ tên
linh nguyen
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung chi tiết

Theo báo cáo của Sở LĐTBXH tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2016, toàn tỉnh đã đưa được 345 người đi tìm công việc tại đài loan ,ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có 169 người lao động nữ (chiếm 48,98%), 132 đồng bào Khmer (chiếm 38,26%). Chia theo thị trường lao động: Malaysia là 247 người (chiếm tỉ lệ 71,59%); Nhật Bản: 31 người, (08,99%); Hàn Quốc: 12 người (03,48 %); Đài Loan: 48 người (13,91%)… Thu nhập bình quân của lao động đi xuất khẩu tại Malaysia bình quân từ 8 – 10 triệu đồng/tháng, cá biệt có một số lao động thu nhập lên đến 13 – 15 triệu đồng/tháng. Từ đó, người lao động có điều kiện giúp cho gia đình có cuộc sống ổn định, vươn lên khá giàu.

I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Sóc Trăng

Công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thông qua công tác này, nhằm tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, tăng thu nhập, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác này tại tỉnh đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong thực hiện. Đáng chú ý là nhiều người dân vẫn chưa mặn mà với XKLĐ.

Nhìn chung, phần lớn lao động đi xuất khẩu lao động đài loan có việc làm, thu nhập khá, nhất là những thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản. Người lao động có thể tích lũy giúp gia đình sửa chữa, xây dựng lại nhà cửa khang trang; đồng thời, đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh kinh tế hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Bên cạnh đó, người lao động còn được tiếp cận với sản xuất công nghiệp khoa học tiên tiến, làm việc theo tác phong công nghiệp, đây là môi trường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho lao động tỉnh nhà…

Tuy nhiên, công tác XKLĐ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại. Ông Lê Hoàng Điện thẳng thắn nhìn nhận: “Một số địa phương trong tỉnh, công tác XKLĐ chưa được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thường xuyên; việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình ở một số nơi còn thiếu chặt chẽ; một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, không tạo được uy tín, gây mất lòng tin với người lao động. Bên cạnh đó, một bộ phận lao động trình độ văn hóa thấp nên gặp khó khăn trong việc học ngoại ngữ; đa số lao động chưa được đào tạo tay nghề thích hợp với môi trường công nghiệp; ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành luật pháp kém, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật nước sở tại buộc về nước trước thời hạn, làm ảnh hưởng đến phong trào XKLĐ. Mặt khác, chi phí tham gia thị trường cao cấp rất cao, người lao động không đủ điều kiện về yêu cầu chi phí để tham gia. Đối với mức vay vốn trên 50 triệu đồng, người lao động phải thế chấp tài sản, nhưng họ lại không có tài sản để thế chấp. Đây là một trong những khó khăn, vướng mắc lớn làm ảnh hưởng đến công tác XKLĐ chung của tỉnh trong thời gian qua, nhất là chỉ tiêu XKLĐ có những năm không đạt kế hoạch đề ra (cụ thể, năm 2013 chỉ có 195/350 người tham gia XKLĐ; năm 2014 là 345/400; năm 2015 là 415/400; năm 2016 có 402/400 và 9 tháng đầu năm chỉ mới 343/450 người tham gia XKLĐ)”.

Để công tác XKLĐ được đến gần dân hơn, cần đẩy mạnh và sâu sát hơn nữa việc tuyên truyền, giới thiệu các hình thức tham gia. Trong đó, tăng cường công tác tư vấn giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động, nhằm cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường lao động và thị trường XKLĐ, làm sao để người dân hiểu và nhận thức được lợi ích của công tác XKLĐ và tìm đến những địa chỉ, đơn vị nào đáng tin cậy.

II. Sóc Trăng cần đẩy mạnh công tác đào tạo và tuyển dụng XLKD

Đối với người lao động muốn xuất khẩu lao động, tỉnh luôn cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường lao động ở nước ngoài (như số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, sinh hoạt, quyền lợi trách nhiệm của người lao động, các khoản chi phí phải nộp, các khoản đi đài loan hết bao nhiêu tiền được hỗ trợ cụ thể theo từng đối tượng…) để người lao động hiểu đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia xuất khẩu lao động.

Tại Sóc Trăng chưa có doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động. chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp ở địa phượng khác đến tuyển, vì vậy địa phương luôn bị động trong công tác xuất khẩu lao động. Trong đó, nguồn vốn vay cho xuất khẩu lao động chỉ tập trung cho một số đối tượng là hộ nghèo, gia đình chính sách, các đối tượng còn lại có nhu câu tham gia xuất khẩu lao động nhưng không được vay vốn để đi.

Chính vì vậy công tác xuất khẩu lao động của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.Trong thời gian tới, tỉnh sẽ đề xuất các chính sách hỗ trợ từ trung ương về hỗ trợ chi phí học bổ túc tay nghề, học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác xuất khẩu lao động. Đồng thời, đào tạo hướng nghiệp cho số lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, đặc biệt chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên….

Tạo điều kiện cho các đối tượng (ngoài đối tượng là hộ nghèo, gia đình chính sách) được vay vốn tham gia xuất khẩu lao động. Nhằm tạo động lực để các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững của tỉnh nhà trong những năm tiếp theo.

Nguồn: Tình hình xuất khẩu lao động tại Sóc Trăng

Tin đăng cùng chuyên mục