Trang nhất » Rao vặt » Dịch vụ » Y tế

TÌM KIẾM
Y tế

Rối loạn khớp thái dương hàm có nguy hiểm không, chữa thế nào?

Thông tin mua bán
Mã tin
V720300
Giá
84 VNĐ
Ngày đăng
12/04/2024
Hết hạn
12/04/2025
Xem :
33
Danh mục đăng tin
Nơi rao
Hà Nội
Loại tin đăng
Họ tên
nhakhoadelia
Điện thoại
0763296666
Địa chỉ
265 tôn đức thắng
Nội dung chi tiết

Rối loạn khớp thái dương hàm đang ngày càng trở thành vấn đề sức khỏe phổ biến. Ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm. Bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa.

Rối loạn khớp thái dương hàm có nguy hiểm không, chữa thế nào?

Rối loạn khớp thái dương hàm là gì?

Rối loạn khớp thái dương hàm (Temporomandibular Joint Disorder, viết tắt là TMJ hoặc TMD) là một thuật ngữ tổng quát dùng để mô tả bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm – nơi nối xương hàm dưới với xương sọ. Khớp thái dương hàm chịu trách nhiệm cho các cử động của hàm như mở, đóng, nhai và nghiền.

Hiểu một cách đơn giản thì rối loạn khớp thái dương hàm là chỉ tình trạng khớp này đang hoạt động không đúng cách, gây viêm nhiễm hoặc ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng khớp thái dương hàm hoạt động sai cách

Triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm

Các triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm có thể từ nhẹ đến nặng. Và thường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:

Đau nhức là triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn khớp thái dương hàm

Đau nhức: Cảm giác đau nhức có thể cảm nhận được ở khớp thái dương hàm, xung quanh tai, má, cổ, hoặc thậm chí lan tới vai. Cảm giác đau thường tăng lên khi nhai, nói hoặc há miệng rộng.

Khó khăn khi nhai: Cảm giác khó chịu hoặc đau đớn khi nhai thức ăn. Có thể khiến người bệnh tránh nhai bên đang bị ảnh hưởng.

Tiếng kêu ở khớp: Có tiếng kêu cạch, lục cục hoặc lạo xạo khi mở miệng hoặc nhai. Đây là dấu hiệu của việc đĩa đệm khớp không di chuyển đúng cách.

Cảm giác mỏi ở cơ hàm: Cơ hàm có thể trở nên mệt mỏi sau khi nhai hoặc nói trong thời gian dài. Đôi khi đi kèm với cảm giác căng thẳng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm có thể được gây ra bởi hàng loạt các nguyên nhân khác nhau, từ thói quen xấu hàng ngày đến những tổn thương cụ thể hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân hàng đầu của tình trạng TMJ:

Thói quen nghiến răng: người có thói quen xấu như nghiến răng có thể gây áp lực và căng thẳng lên khớp thái dương hàm, dẫn đến tình trạng rối loạn khớp.

Nghiến răng thường xuyên có thể gây áp lực từ xương hàm lên khớp thái dương hàm

Thói quen sinh hoạt xấu: thói quen chống tay vào cằm, cắn thức ăn cứng, ăn nhai một bên cũng có thể gây áp lực lên khớp thái dương hàm.

Các vấn đề về răng và khớp cắn: Răng mọc lệch, khớp cắn không đều hoặc thiếu răng cũng có thể làm tăng áp lực lên khớp thái dương hàm.

Chấn thương: Tai nạn hoặc chấn thương trực tiếp lên khuôn mặt và hàm có thể gây tổn thương cho khớp thái dương hàm, làm biến dạng hoặc phá hủy cấu trúc khớp.

Khớp thái dương hàm bất ổn: Một số tình trạng khớp thái dương hàm bất ổn như sự không đồng đều hoặc lệch lạc do đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, cũng là nguyên nhân gây rối loạn khớp.

Tham khảo thêm: Rối loạn khớp cắn thái dương hàm 

 

Tin đăng cùng chuyên mục